Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 357,28 điểm, tương đương hơn 1%, xuống 25.409 điểm. Nhóm 30 cổ phiếu vốn hóa lớn trong Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm. S&P 500 giảm 0,8% còn Nasdaq Composite gần như đi ngang dù trước đó có thời điểm giảm tới 3,5% trong phiên.
Tính chung cả tuần, chỉ số Dow Jones giảm hơn 12% - mức giảm theo tuần cao nhất kể từ năm 2008. Trên cơ sở điểm số, chỉ số này đã mất hơn 3.500 điểm, giảm hơn 14% so ngưỡng kỷ lục xác lập ngày 12/2.
S&P 500 cũng mất 11,5% trong tuần, cũng xác lập tuần tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng. Trong khi đó, Nasdaq Composite giảm 10,5% trong tuần này và thấp hơn gần 13% so với mức cao kỷ lục.
Biến động chỉ số Dow Jones trên một màn hình tại sàn chứng khoán New York ngày 28/2. Ảnh: Reuters |
Với sắc đỏ lan rộng trong tuần, giá trị vốn hóa trong S&P 500 đã sụt giảm gần 3.200 tỷ USD. So với mức đỉnh ngày 19/2, quy mô vốn hóa của thị trường chứng khoán Mỹ bốc hơi gần 3.580 tỷ USD.
"Lý do thị trường rơi nhanh là trước đó đà tăng quá cao", Liz Ann Sonders, chiến lược gia đầu tư tại Charles Schwab, cho biết. "Các quỹ phòng hộ, giao dịch thuật toán đã vào ngưỡng bán".
Một dịch vụ biên dịch cam kết của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối ngày thứ sáu đã trấn an tâm lý nhà đầu tư, làm giảm bớt mức độ thiệt hại của thị trường. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, ngân hàng trung ương sẽ có những hành động thích hợp để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát.
"Những gì chúng ta có ngay bây giờ là một nỗi lo đang tăng cao về ảnh hưởng của dịch bệnh tới kinh tế toàn cầu, điều đó đã khiến các chuỗi cung ứng phức tạp bị đình trệ", Art Hogan, chiến lược gia trưởng tại National Securities, cho biết.
Chứng khoán chịu áp lực trong phiên cuối tuần một phần cũng vì các nhà đầu tư tìm cách tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro và tìm tới những kênh đầu tư an toàn hơn. Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ đạt xác lập mức thấp kỷ lục mới tại 1,14%.
Boeing và JPMorgan Chase là những cổ phiếu giảm mạnh nhất trong Dow Jones, đều mất trên 4%. Apple tiếp tục giảm 0,1%, bước chân vào "thị trường con gấu" - khi cổ phiếu đã giảm quá 20% kể từ mức đỉnh.
Chỉ số biến động CBOR, thước đo nỗi sợ hãi trên phố Wall, đã lên mức 49,48, mức cao nhất kể từ tháng 2/2018, trước khi lùi về ngưỡng 40 vào cuối phiên.
Minh Sơn ( theo CNBC )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét